Tu Tứ Niệm Xứ
Người vô sự thì tâm họ ở đâu? Đã vô sự thì ý thức quán thân nó. Quán thân không có nghĩa là tưduy suy nghĩ; quán có nghĩa là tỉnh giác cảm nhận toàn thân tức là đang quan sát thân. Cho nên, thân có chướng ngại gì thì liền biết; tâm có chướng ngại gì thì nó liền biết; thọ có chướng ngại gì thì nó liền biết; pháp có chướng ngại gì thì liền biết.
Nhờ biết như thế mà ta dùng pháp như lý tác ý đuổi đi các chướng ngại đó ra khỏi bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Khi đuổi các chướng ngại ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp thì ý thức lúc biết thân, lúc biết thọ, lúc biết tâm, lúc biết pháp (đó gọi là quán).
Khi nó đang quán như vậy thì đừng tác ý khởi niệm (chỉ hướng tâm thôi), nếu khởi niệm là tâm phóng dật. Mục đích tu tập của Tứ Niệm Xứ là giữ gìn không cho tâm phóng dật. Chỉ khi nào trên thân, thọ, tâm và pháp có chướng ngại pháp thì mới hướng tâm xả, còn không chướng ngại thì chỉ ngồi chơi vô sự.
Đừng hiểu lầm cách thức Quán Tứ Niệm Xứ là xả từng niệm trong tâm, đó là tu sai pháp. Giai đoạn xả từng niệm trong tâm là giai đoạn Tứ Chánh Cần. Hãy nên lưu ý cách thức Quán Tứ Niệm Xứ, nếu không lưu ý sẽ quán sai thành ra quán ức chế tâm, chứ không phải quán Tứ Niệm Xứ.
Gợi ý
-
Tu
là sửa đổi, thay đổi, làm tốt lại, làm thiện lại, là ngăn và diệt những hành động làm khổ mình, khổ người, là bảo vệ và giữ gìn trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và cảm thọ, tức là giữ gìn tâm thanh thàn, an lạc...
-
Tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
Vừa làm, vừa không suy tư chỉ biết hành động đang làm. Chính đang làm hành động mà biết đang làm là tỉnh giác, chớ không phải buông xả, có tỉnh giác mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả.Buông xả...
-
Tu chưa xong
mà phá hạnh độc cư, thiếu sự phòng hộ là tâm còn tham, sân, si chưa xả sạch, nên chuyện gì cũng muốn biết.
-
Tu chứng
chứng tâm VÔ LẬU.
-
Tu Định Niệm Hơi Thở
ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai mắt nhìn xuống chót mũi, kế đó hít vào một hơi thở, chậm, nhẹ, dài. Khi nào hít vào hết thì thở ra cũng chậm, nhẹ và dài để tâm gom lại. Khi thở ra hết thì trở lại hơi thở...
-
Tu Định Niệm Hơi Thở với hơi thở dài, ngắn
thì phải biết hơi thở mình thở dài ngắn rõ ràng. Khi tập hơi thở phải vận dụng, nếu hơi thở dài thì phải thở đều đều chậm dài, không được thở lúc dài lúc ngắn.
-
Tu Định Vô Lậu
Định Vô Lậu chuyên nhất vào sự suy xét và quán. Quán những sự việc xẩy ra trong đời sốnghằng ngày của ta. Khi quán xét thấy trong tâm ta đang mắc phải một ác pháp nào đó khiến cho tâm bất an và bất toại nguyện, thì hãy dùng...
-
Tu đúng cách
tức là tu tập xả tâm; xả tâm đúng cách tức là phải khéo léo thiện xảo. Tu tập đúng cách là không bao giờ ức chế tâm, là phải biết pháp nào tu trước pháp nào tu sau. Trong pháp Tam Vô Lậu Học thì giới luật phải tu...
-
Tu đúng pháp
là sau khi nghiên cứu tường tận biết rõ pháp môn nào là của Phật, pháp môn nào không phải của Phật. 1/ Pháp môn của Phật là pháp xả tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm. 2/ Pháp môn của Phật là pháp môn vô ngã...
-
Tu tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả đúng pháp
tìm nơi vắng vẻ như gốc cây, cánh đồng hoang vắng, bờ suối, nghĩa địa, nhà mồ, ta ngồi kiết già, lưng thẳng để thân tâm được đi vào yên lặng xong thì mới bắt đầu tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi...
-
Tu tập
có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực hành, biết linh động khi thực hành cho phù hợp trong mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh…là dùng ý thức tư duy, suy nghĩ cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, v.... rồi...
-
Tu hành
không phải chỗ ngồi mà cũng không phải chỗ hết vọng tưởng, mà chỗ tâm tỉnh thức biết rõ từng tâm niệm của mình để xả và ly tất cả các niệm chướng ngại pháp làm tâm bất an. Do xả ly hết các niệm chướng ngại pháp nên tâm...
-
Tu hành đúng
là hằng ngày, chỉ biết quan sát lại thân mình, tìm xem có những ác pháp nào xâm chiếm vào nó thì phải ngăn và diệt. Còn về tâm cũng vậy, khi có một niệm nào khởi lên lầm lỗi thì phải mau mau diệt. Hằng ngày mà nổ lực...
-
Tu hành theo đạo Phật
là phải tự lực dùng sức lực của mình, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập, cố sức xả bỏ những tâm niệm đầy tham muốn vàcác ác pháp đang vây quanh. Khi muốn xả bỏ như vậy, thì chúng ta không những cần phải...
-
Tu hành thiền định của đạo Phật
là ở chỗ ngăn ác diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám, niệm chú, niệm Phật, v.v… Người tu có đối tượng xả tâm nhanh, còn người tu không có đối tượng kết quả xả tâm...
-
Tu hành tu sai
là dụng công quá nhiều, phí năng lượng, phí sức nên bị hôn trầm thùy miên vô ký tấn công.
-
Tu hơi thở
cần phải tập kỹ, tập hơi thở cho đúng tức là đầu tiên tập nhiếp tâm cho được trong hơi thở, rồi sau đó phải tu tập an trú trong hơi thở cho được. Tu tập cho có chất lượng, không nên tập trung cao. Không được tu lờ mờ,...
-
Tu năm căn
là bảo vệ và hộ trì: 1- Hai con mắt; 2- Hai lỗ tai; 3- Hai lỗ mũi; 4- Miệng; 5- Thân, phải dùng pháp môn Độc cư. Muốn tâm không phóng dật thì phải độc cư sống một mình.Sống một mình là phương pháp tu tập Năm Căn. Dùng...
-
Tu pháp môn giải thoát vô lậu
thì phước báo vô lậu không thể nghĩ lường, như muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống, không có luật định mệnh hay luật nhân quả nào cấm cản sự làm chủ sống chết được nữa.
-
Tu tập an trú
chỉ tác ý một lần đầu rồi ngồi im lặng bất động cho đến hết giờ không có một niệm và hôn trầm thùy miên nào xẹt vào. Khi tu tập nhiếp tâm và an trú tâm đúng thì sức tỉnh giác rất cao nên không bị hôn trầm thuỳ...